02/12/2021

Nhận diện công nghiệp hóa

Việt Nam đã từng lỡ nhịp công nghiệp hóa! Để đạt mục tiêu này vào năm 2045, quá trình công nghiệp hóa với trọng tâm là phát triển công nghiệp chế biến chế tạo sẽ cần một không gian chính sách mới đột phá.

Công nghiệp là trụ cột quan trọng của nền kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ đạo, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất và quyết định đối với chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Các ngành chế biến, chế tạo xây dựng nền tảng vật chất cho nền kinh tế, sản sinh ra những phát minh mới, công nghệ mới có vai trò quan trọng đối với tương lai kinh tế của đất nước.

Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị đã xác định “phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là trung tâm; phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá”.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 đã nêu rõ mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam có nền công nghiệp theo hướng hiện đại và đến năm 2030, là nước có nền công nghiệp hiện đại, để đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập, Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Làm thế nào để đạt mục tiêu trên? Cần nhận diện rõ công nghiệp hóa trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số hiện nay như thế nào? Cơ chế nào để công nghiệp chế biến chế tạo – ngành chủ lực có sự phát triển bứt phá, tự lực, tự cường?

Để hiểu rõ về vấn đề này, báo VietNamNet tổ chức toạ đàm trực tuyến với Chủ đề: “Vai trò của công nghiệp chế biến, chế tạo trong nền kinh tế”.

Chương trình có sự tham gia của các khách mời:

 TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

– Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiêp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

– Bà Nguyễn Thị Xuân Thuý, đại diện Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương

Một số hình ảnh của chương trình: 

Nguồn: Vietnamnet

Trả lời