CÁC TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
BÁO CÁO CỦA WORLDBANK VỀ COVID-19 ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
WB đã phỏng vấn 499 doanh nghiệp trong T6.2020 và dưới đây là một số kết quả.
Các phát hiện chính:
• Các biện pháp phong tỏa có tác động lớn nhưng mang tính ngắn hạn tới tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Khoảng ½
số doanh nghiệp đã đóng cửa trong tháng 4 do yêu cầu của Chính phủ hoặc do quyết định của doanh nghiệp. Trên 80% doanh
nghiệp đã hoạt động trở lại vào tháng 6, song có khoảng 20% số doanh nghiệp chỉ hoạt động một phần hoặc vẫn phải đóng cửa.
• Mặc dù các quy định giãn cách xã hội đã nới lỏng, cầu vẫn ở mức thấp, 81% doanh nghiệp vẫn bị giảm doanh số trong
tháng 6/2020 so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh nghiệp bị ảnh hưởng chồng chất bởi nhiều khía cạnh khác nhau. Hơn một nửa số
doanh nghiệp tham gia khảo sát bị tác động bởi sụt giảm đầu vào. Cùng với việc giảm cầu, các doanh nghiệp phải hứng chịu tình
trạng sụt giảm dòng tiền.
• Dù phải gánh chịu những cú sốc tiêu cực như vậy, khối doanh nghiệp đã lựa chọn duy trì nhân viên/ người lao động thông
qua các biện pháp điều chỉnh tạm thời. Rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn giảm giờ làm và tiền công, trong khi một số khác cho
phép người lao động nghỉ phép có hoặc không có trả công. 15% số doanh nghiệp cho biết đã sa thải người lao động, song 8% số
doanh nghiệp cũng đã tuyển dụng thêm lao động.
• Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các nền tảng số hóa để thích ứng với các cú sốc tiêu cực, trong đó một số ít đầu tư vào các
giải pháp số hóa hoặc làm mới/nâng cấp danh mục sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp trong ngành dịch vụ
và doanh nghiệp tại địa bàn Hà Nội có tỷ lệ áp dụng nền tảng số cao hơn.
• Bình quân, các doanh nghiệp dự kiến có tỷ lệ tăng trưởng doanh số bán là -27% và tăng việc làm -20%. Tốc độ tăng trưởng
doanh số và việc làm cũng có nhiều bất định, và điều này có thể làm giảm mạnh đầu tư, việc làm và tăng trưởng trong tương lai.
Dự báo tăng trưởng âm cho thấy các hoạt động kinh doanh có thể đã đình trệ trong thời gian dài.
• Khoảng 20-30% doanh nghiệp nhỏ, vừa và doanh nghiệp lớn đã tiếp cận được với hỗ trợ của Chính phủ. Có hai nguyên
nhân chính cản trở doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ này, một là họ không đủ điều kiện (45% số doanh nghiệp) và hai
là họ không biết về chính sách hỗ trợ (34% số doanh nghiệp)
Chi tiết báo cáo xin xem tại đâyResults-from-the-First-Round-of-COVID-19-Business-Plus-Survey
Nguồn: Worldbank
Tin mới nhất
Tăng kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản
DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CÓ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN GIA CÔNG HÀN MA SÁT “FRICTION WELDING”
Mời tham gia chương trình tham quan, trao đổi kinh nghiệm quản lý tại Denso Việt Nam
Triển lãm Thương mại quốc tế Chiết Giang tại Việt Nam
Chương trình kết nối doanh nghiệp hội viên VASI và Mitsubishi Electric Việt Nam
VASI trân trọng kính mời quý hội viên kết nối với khách hàng Thổ Nhĩ Kỳ thông qua Thương vụ Việt Nam tại nước này.
Doanh nghiệp Đài Loan tìm nhà cung ứng bình cứu hỏa
Đoàn VASI thăm quan hội chợ Automechanika – Thượng Hải
Củng cố vững chắc ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam